---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tùy Tín Hành
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Saddhānusārin (P), Śraddhānusārin (S).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Thuận theo những điều đã nghe, tin tưởng những lời dạy của thánh hiền mà tu hành, gọi là “Tùy-tín-hành”. Theo tông Thành Thật, đây là địa vị đầu tiên (trong 27 địa vị) trên tiến trình tu tập của hành giả Thanh-văn thừa.

Tùy Văn Đế
● (541-604): là vị vua khai sáng vương triều Tùy. Ông họ Dương, tên Kiên, ban đầu làm quan ở triều đình Bắc-Chu, chức đến tướng quốc, tước phong Tùy quốc công. Khi vua Tuyên đế băng, ông phò tá vua Tĩnh đế, và được tiến tước Tùy vương. Năm 581 ông phế vua Tĩnh đế, bỏ nhà Bắc-Chu, tự lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Tùy; đó là Tùy Văn Đế. Ông có lòng tin vững chắc nơi Phật pháp, cho nên, sau khi vừa lên ngôi vua, ông liền hủy bỏ lệnh tiêu diệt Phật giáo của nhà Bắc-Chu, ban lệnh xây dựng lại chùa tháp, thiết lập chế độ tăng quan, mở rộng các đạo tràng dịch kinh. Bản thân ông xin thọ giới Bồ-tát với luật sư Pháp Kinh, mỗi ngày đều tụng kinh bái sám. Năm 582 ông cho xây thành Đại-hưng, đồng thời cũng cho xây chùa Đại-hưng-thiện và quán Huyền-đô để làm hai trung tâm nghiên cứu Phật giáo và Đạo Giáo. Năm 583 ông cho trùng tu các tự viện đã từng bị phá hủy dưới thời Bắc-Chu. Năm 584 ông cho xây chùa ở các nơi như Tương-châu, Tùy-châu, Giang-lăng, Tấn-dương v.v..., cùng cổ lệ dân chúng lập chùa, xuất gia. Chùa Đại-hưng-thiện được công nhận là ngôi quốc tự của nhà Tùy, là nơi trụ trì của vị tăng quan thống lãnh giáo đoàn Trung-quốc lúc đó. Phần lớn các Phật Sự trọng yếu của giáo đoàn đều do chư tăng ở ngôi quốc tự này đảm nhiệm. Năm 592, nhà vua cho thành lập 25 đoàn giảng sư, mỗi đoàn đề cử một vị cao tăng lãnh đạo. Nhà vua cũng rất chú trọng đến công việc phiên dịch và biên soạn mục lục kinh điển; và công tác này phần lớn đều được thực hiện tại chùa Đại-hưng-thiện, do triều đình bảo trợ. Do lòng nhiệt thành ủng hộ Phật giáo của vua Tùy Văn Đế, mà trong 24 năm tại vị của ông, Phật giáo Trung-quốc đã hưng thịnh vô cùng nhanh chóng. Theo sách sử liệt kê, trong khoảng thời gian ấy, trong toàn quốc, người xuất gia (kể cả tăng và ni) đã đạt đến con số 23 vạn; ở các châu trên đã xây được 111 ngôi tháp thờ xá-lợi, 3.792 ngôi tự viện; chép 46 bộ kinh (gồm 132.816 quyển); chỉnh lí kinh điển được 3.853 bộ; biên soạn được 2 bộ mục lục kinh điển; tạo 106.580 pho tượng; tu sửa các tượng hư cũ được 1.508.940 pho.
Trong lúc chấp tác hay làm việc Phật sự có tu không?     Hãy Thực Hiện Những Cái Mà Bạn Sẽ Chọn Lựa     Dế Trả Oán     Bắt Giữ Ông Phật Đá     Tham câu thoại đầu là đã khởi nghi tình phải không?     Hồi Hướng Công Đức     Lập đi lập lại câu thoại đầu phải không?     Súp Măng Cua Chay     Thiền Sư Viên Chiếu Tông Bản Vãng Sanh     Gỏi Bò Ngó Sen     




















































Pháp Ngữ
Phú tân không bằng bần cựu


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,776,486